Khá nhiều doanh nghiệp có sự nhầm lẫn hoặc không phân biệt được giữa Kols và Influencer. Giữa Kols và Influence có sự khác biệt như thế? Mục tiêu marketing nào phù hợp với Influencer hoặc Kols.
Khá nhiều trường hợp, Influencer là Kols và ngược lại. Tuy nhiên không phải nhóm nào cũng như vậy. Họ vẫn có những khác biệt về nền tảng hoạt động, tương tác, lượng người theo dõi….
Influencer được biết đến là những người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội. Đó là Facebook, Instagram, TikTok, Youtube… với số lượng người theo dõi cao
Kols thường ít hoạt động trên mạng xã hội nhưng họ có lượt theo dõi cao bởi kĩ năng chuyên môn. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp họ trên các nền tảng truyền thống như truyền hình, báo chí, tivi…. Phụ thuộc vào mục đích hoạt động mà họ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Giữa influencer và Kols có sự khác nhau về độ phủ rộng tầm ảnh hưởng. Kols thường bị giới hạn về tầm ảnh hưởng trong một khu vực cụ thể như: Thị trấn, thành phố hoặc quốc gia. Còn influencer họ không bị hạn chế về độ phủ. Họ có lượng fan hâm mộ đến từ khắp nơi trên thế giới thông qua các nền tảng mạng xã hội và internet.
Bởi vậy, nếu influencer tạo được tiếng vang lớn và dấu ấn tốt với mọi người. Độ phủ tầm ảnh hưởng của họ sẽ lan tỏa khắp thế giới.
Influencer thường được chia thành các cấp độ khác nhau dựa trên mức độ ảnh hưởng, lượt người theo dõi. Hiện tại, Nano influencer và Micro influcner đang dần trở nên phổ biến hơn bên cạnh Macro influencer. Mỗi cấp độ influencer sẽ có sức ảnh hưởng khác nhau đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu trên mạng xã hội.
Còn Kols thường là Macro đến Mage influencer với lượt theo dõi từ 1 triệu người trở lên. Đơn cử các Kols danh hài Trấn Thành, Hoài Linh, ca sỹ Mỹ Tâm sở hữu lượt theo dõi khủng. Nhiều thương hiệu lớn muốn tăng độ phủ, nhận diện thương hiệu thường sẽ chọn Kols trong chiến lược marketing của mình. Tuy nhiên, so với influencer mức độ tương tác của người theo dõi thường thấp hơn so với influencer.
Có một sự khác nhau lớn mà rất ít người biết đến đó chính là sự tương tác giữa hai nhóm Kols và influencer. Nếu như các influencer hoạt động mạnh trên mạng xã hội và tạo ra sự tương tác với người dùng thì Kols không được như vậy. Kols thường ít thời gian tương tác và tạo ra mối quan hệ mật thiết với người theo dõi của họ.
Nhiều chiến dịch marketing chỉ chọn các Micro influencer nhưng vẫn tạo ra hiệu ứng tốt cho sản phẩm, dịch vụ. Trong khi đó, nhiều nhãn hàng quyết định chọn Kols để quáng bá nhưng độ nhận thức và doanh số không đạt mục tiêu. Bởi vì có thể hình ảnh Kols không phù hợp với nhãn hàng, định vị thương hiệu. Hoặc người theo dõi không quan tâm và không sử dụng đến sản phẩm mà họ quảng bá.
Nhiều người dùng thường mặc định các bài đăng tải của Kols mang tính chất quảng cáo. Dẫn đến sự tương tác kém, hiệu quả marketing thấp. Trong khi influencer thường xuyên tương tác, giao lưu với người dùng của mình. Đồng thời họ thường xuyên chia sẻ các kiến thức, nội dung hữu ích tạo được lòng tin với người theo dõi.
Có thể giữa Kol và influencer có chung lĩnh vực chuyên môn nhưng họ khác nhau về cách thức làm việc. Hầu hết các influencer thường làm việc trên mạng xã hội. Họ tạo nội dung chất lượng trên facebook, youtube, blog… truyền tải thông điệp hữu ích với fan, người theo dõi.
Trong khi Kols thường dành thời gian để họ tập trung vào chuyên môn của mình như ca hát, diễn xuất, làm nhạc… Họ không có nhiều thời gian để hoạt động và tương tác với fan trên mạng xã hội. Cũng không thể ngồi cả ngay để suy nghĩ và tạo ra các bài đăng, video như influencer.
Influencer được ví như những bậc thầy về giao tiếp cũng như truyền tải kiến thức chất lượng đến người hâm mộ. Họ tạo được sự tin tưởng của người dùng mà không cần PR quá nhiều về thương hiệu đối tác của họ.
Việc chọn influencer hay Kols để thực hiện quảng bá cho nhãn hàng phụ thuộc vào mục tiêu chiến dịch của bạn. Các yếu tố liên quan như đối tượng, ngân sách, thời gian….đều cần được cân nhắc kĩ càng để chọn influencer hoặc kols phù hợp.
Doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm các influencer để quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình? Hãy liên hệ với ATC để được tư vấn và hỗ trợ ngay.
Asia Travel Club (ATC) là một Social Media Agency truyền thông xã hội tập trung vào tiếp thị kỹ thuật số, người có ảnh hưởng và tiếp thị nhắn tin xã hội của Trung Quốc.
ATC China – Đối tác bán hàng chính thức của Tencent (WeChat), Weibo và Bytedance (TikTok, DouYin & TouTiao). Nhóm tiếp thị Trung Quốc của chúng tôi đã xác minh và quản lý hơn 100 tài khoản WeChat và Weibo Official từ năm 2016. Chúng tôi đã phát triển các Chương trình Wechat Mini với các tính năng nâng cao cho người dùng và đặt các quảng cáo bản địa hóa trong phần WeChat’s Moments cho khách hàng của mình.
ATC Social – Tập trung vào Facebook Messenger, WeChat, LINE và Kakao bằng 7 ngôn ngữ. Nó kết nối các đối tác của chúng tôi với hơn 3.000 người có ảnh hưởng trên khắp Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
ATC Bookings– Đặt phòng trực tiếp từ người tiêu dùng Trung Quốc với Công cụ đặt phòng ATC WeChat, cho phép khách hàng kiểm tra liên tục về giá cả, đặt và thanh toán cho các phòng khách sạn trong WeChat của họ. Phần thưởng ATC là một phần thưởng và chương trình khách hàng thân thiết cho phép người dùng của chúng tôi đổi hoặc mua phiếu thưởng qua nền tảng xã hội của chúng tôi.
Asia Travel Club là thành viên của Digital 38 Group.
IH Digital, IH Singapore và Digital 38 là thành viên của IH Digital group.